Menu Chuyến tàu văn học

Tư liệu liên hệ, mở rộng "Đất Nước" - Nguyễn Khoa Điềm

Cập nhật 10:27, 28/10/2022 Cô Ngọc Anh
  1. Khi nói đến niềm tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử trong câu thơ “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

    Ta có thấy Nguyễn Trãi cũng từng khẳng định điều ấy trong “Bình Ngô đại cáo”:

    “Như nước Đại Việt ta từ trước
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
  2. Khi phân tích câu thơ “Đất Nước có trong những cái ngày xưa mẹ thường hay kể”. Để thấy được vai trò của những câu truyện cổ tích trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, chúng ta có thể liên hệ đến:

    “Tôi yêu truyện cổ nước tôi
    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
    Thương người rồi mới thương ta
    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm”
    (“Truyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ)
  3. Từ hình ảnh “Tóc mẹ thì bới sau đầu” ta có thể liên hệ đến ca dao:

    “Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
    Để chi dài bối rối lòng anh”
  4. Khi phân tích nghĩa tình của cha mẹ trong câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” gợi ta nhớ đến lời ca dao quen thuộc, thấm đậm tình nghĩa thủy chung:

    "Tay bưng chén muối đĩa gừng
    Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"
  5. Nói đến nỗi nhớ trong câu thơ “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

    Ta có thể liên hệ đến nỗi nhớ trong “Sóng” – Xuân Quỳnh:

    “Lòng em nhớ đến anh
    Cả trong mơ còn thức”

    Hay nỗi nhớ mãnh liệt trong “Tương tư chiều” – Xuân Diệu:

    “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
    Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!”
  6. Từ hình ảnh thơ "Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm", còn làm ta nhớ đến những vần ca dao lay động lòng người, bồi hồi xao xuyến trước tình cảm chân thành của những trái tim đương thời say đắm:

    “Khăn thương nhớ ai
    Khăn rơi xuống đất
    Khăn thương nhớ ai
    Khăn vắt lên ai”
  7. Khi phân tích: “Thời gian đằng đẵng/ Không gian mênh mông/ Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”. Ta thấy: câu thơ ngầm ngợi ca dân mình đã gắn bó, đoàn kết dựng nước và giữ nước, bảo vệ từng tấc đất quê hương qua bốn nghìn năm lịch sử.

    Ý thơ làm ta nhớ đến những lời cuối trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

  8. Khi phân tích câu thơ “Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất Nước”, với tư tưởng trong ta luôn có một phần Đất Nước, ta có thể liên hệ đến tác phẩm “Quê hương” của Giang Nam:

    “Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
    Có một phần máu thịt của em tôi”
  9. Hình ảnh so sánh “Đất Nước là máu xương của mình” gợi ta liên tưởng đến câu thơ:

    “Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
    Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
    (“Sao chiến thắng” – Chế Lan Viên)
  10. Khi nói đến trách nhiệm của cá nhân đối với Đất Nước “Em ơi em đất nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất Nước muôn đời…”

    Chúng ta có thể liên hệ đến những câu hát như:

    “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi rằng ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”

    (Khát vọng tuổi trẻ)

    Hay liên hệ đến những khát vọng cống hiến trong bài “Tự nguyện”:

    “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
    Nếu là hoa tôi sẽ là một đoá hướng dương
    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
    Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương”.
  11. Khi nói đến ý thức giữ gìn và truyền lại những giá trị văn hóa, tinh thần của thế hệ trước cho thế hệ sau trong đoạn thơ: “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng …. Có nội thù thì vùng lên đánh bại” ta có thể liên hệ đến “Báng súng” của Hoàng Trung Thông:

    “Ta lại viết bài thơ trên báng súng
    Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
    Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
    Ngày hôm nay viết tiếp ngày hôm qua”.
  12. Từ ý thơ “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội” ta có thể liên tưởng đến câu ca dao:

    “Cầm vàng mà lội qua sông
    Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng”
  13. Nói về tinh thần yêu nước, bất khuất của người Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm:

    “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
    Đi trả thù mà không sợ lâu dài”

    Ta có thể liên hệ đến những câu ca dao ngợi ca tinh thần quật khởi của dân tộc:

    “Thù này ắt hẳn còn lâu
    Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què”
Bài viết liên quan

Làm mới phần liên hệ, mở rộng bài thơ "Tây Tiến" - Phần 1

“Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng là một trong những tác phẩm trọng tâm trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Và đây cũng là bài thơ xuất hiện nhiều trong các đề kiểm tra, đề thi.

Làm mới phần liên hệ, mở rộng bài thơ "Tây tiến" - Phần 2

Ngoài việc áp dụng những bài thơ, câu văn trong phần liên hệ, mở rộng, chúng ta còn có thể áp dụng linh hoạt một số nhận định về Quang Dũng và thi phẩm "Tây Tiến"

Tư liệu liên hệ, mở rộng thi phẩm "Việt Bắc" - Tố Hữu

"Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu là một trong những tác phẩm trọng tâm trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Và đây cũng là bài thơ xuất hiện nhiều trong các đề kiểm tra, đề thi.

Cách xác định đề tài trong tác phẩm tự sự

Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học bằng các phương tiện văn học.

Chiến thuật đọc hiểu văn bản văn học

- Trong văn bản thông tin, người truyền tin luôn chú trọng tính khách quan, chú ý mô tả, thuyết minh về một sự vật, hiện tượng nào đó, giúp người đọc nhận diện chính xác, chi tiết về đối tượng. Đó cũng là lí do mà văn bản thông tin được xếp vào loại hình phi hư cấu để phân biệt với văn bản hư cấu hay văn bản nghệ thuật.

Điểm hẹn CTVH số 9

Mới đây, gần 2 tấn thuốc (trong kế hoạch 10 tấn, tương đương 2,5 tỷ đồng), nhằm hỗ trợ người dân chăm sóc sức khoẻ, ứng phó với những căn bệnh nguy cơ trong mùa mưa lũ đã được nhà thuốc FPT Long Châu cấp tốc điều động. Đặc biệt là thuốc cảm cúm, tiêu chảy, bệnh ngoài da tại "rốn lũ" Lào Cai và Yên Bái.

Đề bài: Bằng sự hiểu biết của mình, hãy làm rõ ý kiến: “Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã làm mới cho thơ thu”

Mùa thu là mùa nhạy cảm bậc nhất trong năm. Người xưa từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời”, phải chăng đó là mối tương thông, giao hoà kì lạ giữa mùa thu – lòng người và thi ca? Đúng vậy! Mùa thu ban tặng cho thi ca nhiều tứ thơ tuyệt đẹp.

Hiệu ứng tâm lý có thể dùng trong bài viết NLXH

Là hiệu ứng tâm lý thường gặp khi con người luôn bị ám ảnh bởi cảm giác sẽ bỏ lỡ một thông tin, một cơ hội nào đó trong cuộc sống. Vì vậy, họ cố gắng làm những việc đôi khi thừa thãi, những công việc khiến họ khó chịu và gây nghiện chỉ vì sợ bỏ lỡ điều gì đó.

Biểu tượng có thể áp dụng trong bài viết NLXH

Trong thần thoại Hy Lạp, câu chuyện về chiếc hộp Pandora kể về một con gái có tên Pandora. Do tò mò nên Pandora đã mở chiếc hộp quà tặng của thần Zeus. Hậu quả là tất cả cái ác và bệnh dịch trong hộp được giải phóng ra ngoài và xuất hiện tràn lan khắp thế giới.

Đoạn văn NLXH 200 chữ | Vai trò của niềm hy vọng trong cuộc sống

Hi vọng là niềm tin, sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy đến, sống lạc quan, không ngừng nỗ lực trong cuộc sống và công việc để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tư liệu liên hệ, mở rộng cho thi phẩm "Sang thu" - Hữu Thỉnh

Khi phân tích hình ảnh “Chim bắt đầu vội vã”, chúng ta có thể liên hệ đến hình ảnh cánh chim được miêu tả trong “Tràng giang” của Huy Cận

Tư liệu liên hệ, mở rộng thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải

Liên hệ quan niệm sống đẹp của tác giả Thanh Hải với nhân vật vô danh trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hay trong lời của bài hát “Tự nguyện” của Trương Quốc Khánh

Dẫn chứng NLXH hay về lòng dũng cảm

Nhận tin báo, anh Văn chạy xe tới thẳng hiện trường, lao vào ngôi nhà đang bốc lửa khói để cứu người thân và cứu thêm được một số nạn nhân. Hành động dũng cảm của anh đã khiến nhiều người không khỏi cảm động

Đoạn văn NLXH 200 chữ | Vai trò của sự khác biệt trong cuộc sống

Trong nhan đề một truyện ngắn của mình John Mason từng viết: “Bạn sinh ra là một nguyên bản. Đừng chết như một bản sao”, câu nói đã để lại trong mỗi người suy ngẫm về sự khác biệt và vai trò của nó trong cuộc sống.

Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng"

Ông Hai - nhân vật chính trong truyện ngắn “Làng”, người làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng, không muốn xa làng nhưng vì hoàn cảnh gia đình và theo chính sách của cụ Hồ buộc lòng gia đình ông Hai phải rời làng đi tản cư. Nhưng không phải rời làng là ông Hai bỏ lại sau lưng tất cả mà lúc nào ông cũng trông ngóng dõi theo những biến chuyển của làng quê.

Cảm nhận về nhân vật bác lái xe trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

Bác lái xe là nhân vật xuất từ đầu dẫn dắt câu truyện, nhưng cũng kịp thể hiện những nét đẹp trong tính cách. Là người rất yêu công việc, bao nhiêu năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Cung đường đi qua không biết bao lần nhưng mỗi một chuyến đi với bác đều như mới.

Cảm nhận về nhân vật ông họa sĩ trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến. Cuộc gặp gỡ ấy tuy chỉ vỏn vẹn ba mươi phút nhưng đã khiến ông đã bị ấn tượng bởi anh thanh niên, anh có tầm vóc nhỏ và nét mặt rạng rỡ.

Vẻ đẹp của nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

Anh thanh niên - nhân vật chính trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn được viết năm 1970, sau chuyến đi Lào Cai của tác giả. Đây là thời kỳ miền Bắc tích cực lao động xây dựng phát triển kinh tế, xã hội và đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ.