dàn ý
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu
- Nêu những nét khái quát về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”: hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo...
- Nhân vật Phùng: Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Phùng, một nghệ sĩ khao khát khám phá, sáng tạo ra cái đẹp, người luôn lo lắng, trăn trở, suy tư về nhân cách và đời sống con người.
- Khi đứng trước vẻ đẹp tuyệt mĩ mà trời ban cho người nghệ sĩ , Phùng cảm thấy bối rối, trái tim như bị bóp thắt vào, anh tưởng chính mình khám phá được chân lý của sự hoàn thiện, khám phá được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
- Anh nhanh chóng kết luận cái đẹp mà anh vừa phát hiện chính là đạo đức. Những cảm xúc của nghệ sĩ Phùng thể hiện sự thăng hoa của một tâm hồn nghệ sĩ trước cái đẹp. Phùng cảm nhận được sức mạnh kì diệu của nghệ thuật đúng như một triết gia đã từng nói "Nghệ thuật thanh lọc tâm hồn con người".
Qua sự phát hiện đầu tiên của nghệ sĩ Phùng, với những khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, người đọc có thể cảm nhận được Phùng là một người nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp. Anh đã thực sự có giây phút thăng hoa trong khoảnh khắc trời cho người nghệ sĩ.
+ Phùng hết sức kinh ngạc, mấy phút đầu anh cứ đứng há mồm ra mà nhìn vì quan niệm về cái đẹp của Phùng bắt đầu bị lung lay. Đằng sau cái đẹp tuyệt mĩ của ngoại cảnh là cảnh tượng xấu xa phi đạo đức. Đó là một nửa quái đản làm cho những bức ảnh hiện hình ghê sợ và chiếc thuyền đẹp như mơ cũng biến mất.
+ Phùng sửng sốt, bức xúc, căm phẫn, xông vào can thiệp để bảo vệ người đàn bà hàng chài. Hành động của Phùng khi vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới cứu người đàn bà, thể hiện một thông điệp chiếc thuyền nghệ thuật ở ngoài xa mà sự thực thì cuộc đời lại ở ngay rất gần người nghệ sĩ chân chính đừng vì nghệ thuật mà quên đi cuộc đời bởi cuộc đời mới là cuộc đời của tác phẩm chân chính. Trước khi là một nghệ sĩ anh phải là một con người biết rung động, yêu thương, chia sẻ với mọi nỗi đau của cuộc đời trần thế.
+ Anh đã nhờ Đẩu người bạn chiến đấu năm xưa và bây giờ là chánh án của tòa án huyện mời người đàn bà đến tòa án huyện để khuyên chị bỏ chồng giải thoát chị khỏi những trận đòn tàn bạo.
+ Khi người đàn bà van lạy xin quý tòa bắt tội con, bỏ tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó Phùng cảm thấy căn phòng lồng lồng lộng gió biển như bị hút hết sinh khí vì anh không thể hiểu nổi sự lựa chọn của người đàn bà.
Phùng cảm thấy lo lắng về thân phận và tương lai của người đàn bà bất hạnh.
+ Phùng nhận ra một điều cuộc đời đa sự, con người đa đoan, anh không thể nhìn cuộc sống một cách đơn giản, Phùng cần nhìn sâu hơn về bản chất cuộc sống để khám phá những nghịch lý của cuộc đời và đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn những con người lao động. Anh phát hiện ra đằng sau vẻ bề ngoài của người đàn bà quê mùa thất học là trái tim yêu thương, giàu đức hi sinh, thấu hiểu lẽ đời.
Đây là những khoảnh khắc mà con người và cuộc đời đã ban cho người nghệ sĩ. Nó là minh chứng cho quan niệm của nhà văn Nguyễn Minh Châu “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng đời sống con người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện”.
- Sau khi thấu hiểu vỡ lẽ ra nhiều điều, trong con mắt của người nghệ sĩ Phùng,vẫn con thuyền ấy,vẫn khoảng cách xa ấy, không còn là cái ánh hồng hồng của ban mai mà là hình ảnh con thuyền chống chọi giữa sóng gió phong ba của cuộc đời với bao trăn trở suy tư của người nghệ sĩ.
+ Bức ảnh nghệ thuật mà nghệ sĩ Phùng đã chụp ảnh trở thành một tác phẩm có giá trị, khác với những người sành nghệ thuật, Phùng nhận ra trong bức ảnh đen trắng (khép lại tác phẩm) ấy vẫn có nét hồng hồng của ánh ban mai - hiện thân cho vẻ đẹp nghệ thuật tuyệt mỹ -và hình ảnh người đàn bà với tấm lưng áo bạc phếch hiện thân cho bao nhiêu trái ngang nghịch lí của cuộc đời đầy nắng gió.
Bức ảnh nghệ thuật ( khép lại tác phẩm) biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Và như vậy,chiếc thuyền nghệ thuật dù ở xa hay ở gần thì cuối cùng tâm điểm vẫn là con người như Nguyễn Minh Châu từng quan niệm “Văn học và cuộc sống đều là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Đây là quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh tiến bộ của những người nghệ sĩ chân chính.
“Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than" (Giăng sáng)
Nhân vật Phùng là đại diện tiêu biểu cho người nghệ sĩ chân chính với niềm đam mê nghệ thuật và trái tim nhạy cảm, nhân hậu.
- Phùng vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là người kể chuyện tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Phùng được khắc họa với đời sống nội tâm sâu sắc của một nhân vật tư tưởng.
- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc biệt (tình huống nhận thức). Nhân vật phải liên tiếp đối mặt với những cảnh đời trái ngược qua đó làm nổi bật lên các bình diện nhân cách của nhân vật nghệ sĩ.
Qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu thể hiện những thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, bài học về cách nhìn của người nghệ sĩ trong cuộc đời.
+ Người nghệ sĩ phải dồn tâm huyết để sáng tạo nên cái đẹp cho đời đấu tranh đẩy lùi cái xấu, cái ác đang ngang nhiên tồn tại.
+ Người nghệ sĩ không thể nhìn cuộc đời bằng cái nhìn hời hợt, một chiều, phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, để khám phá ra bản chất và vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất lấp của con người và đời sống. Đặc biệt, anh ta phải dám dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, đặc biệt là số phận của những con người lam lũ, vất vả.
+ Và cần hơn hết là người nghệ sĩ phải luôn mang một mối quan hoài thường trực về thân phận con người, nghệ thuật phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối, bạo lực.
+ Hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ đích thực là hành trình khám phá, khẳng định và tôn vinh những "hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người".
Người luôn trăn trở, quan hoài thường trực về thân phận con người; phong cách truyện ngắn tự sự - triết lý, giản dị mà nhiều dư vị, sắc sảo, tinh anh.
- Khẳng định lại sức sống của nhân vật.