- Kết thúc hai truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Hai tác phẩm cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
- Cùng sự kết thúc mang tính mở, giàu sức gợi đặt người đọc liên tưởng, tưởng tượng về tương lai.
- Kết thúc truyện “Chí Phèo” phản ánh hiện thực lẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng, mang hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại.
- Kết thúc truyện “Vợ nhặt” phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại.
- Trước hết là do bối cảnh xã hội ở thời điểm sáng tác. Nam Cao viết “Chí Phèo” năm 1941 trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Kim Lân viết “Vợ nhặt” sau hòa bình lập lại năm 1954 khi dân tộc ta đã đi qua 2 mốc lớn của lịch sử là Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh sáng cách mạng giúp nhà văn thấy được hướng vận động và phát triển của lịch sử.
- Thứ hai, do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác. “Chí Phèo” có khuynh hướng văn học hiện thực phê phán. Nam Cao phản ánh hiện thực đen tối nhằm phê phán xã hội. Nhà văn yêu thương con người nhưng vẫn chưa nhìn thấy được lối thoát cho người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ. “Vợ nhặt” lại có khuynh hướng hiện thực cách mạng nên Kim Lân có thể nhìn thấy bóng tối và ánh sáng bao trùm hiện thực trước cách mạng.
- Thứ ba là do điểm nhìn của mỗi nhà văn khác nhau, cùng yêu thương, tin tưởng con người nhưng Nam Cao có cách nhìn tỉnh táo sắc lạnh trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống. Kim Lân lại cho rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người nông dân vẫn có thể vượt lên cái chết, cái ảm đạm để mà vui mà hi vọng.