Menu Chuyến tàu văn học

Hình ảnh đặc sắc trong "Đồng chí" - Chính Hữu

Cập nhật 15:50, 04/09/2023 Cô Ngọc Anh
  1. Cơ sở 1: Cùng cảnh ngộ, cùng giai cấp
  2. “Quê hương anh nước mặn đồng chua
    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

    - Đối: “quê hương anh” với “làng tôi”

    Sự tương đồng trong cảnh ngộ, lai lịch của người lính

    - Thành ngữ:

    + “Nước mặn đồng chua”: vùng ven biển ngập mặn hay vùng đồng chiêm chũng, đất chua

    + “Đất cày lên sỏi đá”: vùng đồi núi trung du, đất đá cằn cỗi, bạc màu

    Những miền quê khác nhau về vị trí nhưng giống nhau đều nghèo khó. Điều này đã giúp người lính nhanh chóng trở nên gần gũi, thân quen

  3. Cơ sở 2: Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu
  4. “Anh với tôi đôi người xa lạ
    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

    - Hình ảnh sóng đôi “anh” – “tôi”

    Sự gắn bó keo sơn giữa những người lính áo vải

    - “Đôi”: là hai nhưng tạo thành một cặp không thể tách rời nhau, gắn bó rất tự nhiên với nhau giữa những người lính.

    - “Chẳng hẹn quen nhau”: sự quen nhau không hẹn trước, nhưng chính việc cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng tham gia chiến đấu khiến các anh nảy sinh tình cảm cao đẹp

  5. Cơ sở 3: Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu, cũng như cùng chia sẻ những gian lao trong cuộc sống thường nhật
  6. “Súng bên súng, đầu sát bên đầu
    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

    - “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

    + Hình ảnh tả thực: người lính đứng cạnh nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu

    + Ý nghĩa ẩn dụ: tượng trưng cho sự sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh của người lính

    - “Súng bên súng”: chung nhiệm vụ chiến đấu

    - “Đầu sát bên đầu”, “chung chăn”: cùng trải qua cuộc sống gian khổ trong quân ngũ

    - Các từ “bên”, “sát”, “chung”: tô đậm sự chia sẻ, xóa đi mọi khoảng cách

    - Từ trong thiếu thốn, gian lao ấy, các anh đã hiểu nhau và trở thành “đôi tri kỉ”. “Tri kỉ” -> họ thân thiết với nhau, hiểu bạn như hiểu chính mình

    Muốn tìm hiểu thêm những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ "Đồng chí", hãy đăng kí học cùng CTVH nhé!

    Điền link đăng kí học: “Link đăng kí khóa học”

Bài viết liên quan

Phân tích khổ cuối bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu

Trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” Bảo Ninh từng viết: “Chân trời chết chóc mở ra mênh mông, vô tận, những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô tựa sóng cồn”. Chiến tranh đi qua để lại biết bao đau thương, biết bao người đã ngã xuống vì bình yên của Tổ quốc.

Tư liệu liên hệ, mở rộng thi phẩm "Đồng chí" - Chính Hữu

Bằng thể thơ tự do với cảm xúc dồn nén, hình ảnh thơ chọn lọc vừa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng, bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã thể hiện thành công hình tượng người lính cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đề bài: Bằng sự hiểu biết của mình, hãy làm rõ ý kiến: “Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã làm mới cho thơ thu”

Mùa thu là mùa nhạy cảm bậc nhất trong năm. Người xưa từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời”, phải chăng đó là mối tương thông, giao hoà kì lạ giữa mùa thu – lòng người và thi ca? Đúng vậy! Mùa thu ban tặng cho thi ca nhiều tứ thơ tuyệt đẹp.

Hiệu ứng tâm lý có thể dùng trong bài viết NLXH

Là hiệu ứng tâm lý thường gặp khi con người luôn bị ám ảnh bởi cảm giác sẽ bỏ lỡ một thông tin, một cơ hội nào đó trong cuộc sống. Vì vậy, họ cố gắng làm những việc đôi khi thừa thãi, những công việc khiến họ khó chịu và gây nghiện chỉ vì sợ bỏ lỡ điều gì đó.

Biểu tượng có thể áp dụng trong bài viết NLXH

Trong thần thoại Hy Lạp, câu chuyện về chiếc hộp Pandora kể về một con gái có tên Pandora. Do tò mò nên Pandora đã mở chiếc hộp quà tặng của thần Zeus. Hậu quả là tất cả cái ác và bệnh dịch trong hộp được giải phóng ra ngoài và xuất hiện tràn lan khắp thế giới.

Đoạn văn NLXH 200 chữ | Vai trò của niềm hy vọng trong cuộc sống

Hi vọng là niềm tin, sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy đến, sống lạc quan, không ngừng nỗ lực trong cuộc sống và công việc để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tư liệu liên hệ, mở rộng cho thi phẩm "Sang thu" - Hữu Thỉnh

Khi phân tích hình ảnh “Chim bắt đầu vội vã”, chúng ta có thể liên hệ đến hình ảnh cánh chim được miêu tả trong “Tràng giang” của Huy Cận

Tư liệu liên hệ, mở rộng thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải

Liên hệ quan niệm sống đẹp của tác giả Thanh Hải với nhân vật vô danh trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hay trong lời của bài hát “Tự nguyện” của Trương Quốc Khánh

Dẫn chứng NLXH hay về lòng dũng cảm

Nhận tin báo, anh Văn chạy xe tới thẳng hiện trường, lao vào ngôi nhà đang bốc lửa khói để cứu người thân và cứu thêm được một số nạn nhân. Hành động dũng cảm của anh đã khiến nhiều người không khỏi cảm động

Đoạn văn NLXH 200 chữ | Vai trò của sự khác biệt trong cuộc sống

Trong nhan đề một truyện ngắn của mình John Mason từng viết: “Bạn sinh ra là một nguyên bản. Đừng chết như một bản sao”, câu nói đã để lại trong mỗi người suy ngẫm về sự khác biệt và vai trò của nó trong cuộc sống.

Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng"

Ông Hai - nhân vật chính trong truyện ngắn “Làng”, người làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng, không muốn xa làng nhưng vì hoàn cảnh gia đình và theo chính sách của cụ Hồ buộc lòng gia đình ông Hai phải rời làng đi tản cư. Nhưng không phải rời làng là ông Hai bỏ lại sau lưng tất cả mà lúc nào ông cũng trông ngóng dõi theo những biến chuyển của làng quê.

Cảm nhận về nhân vật bác lái xe trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

Bác lái xe là nhân vật xuất từ đầu dẫn dắt câu truyện, nhưng cũng kịp thể hiện những nét đẹp trong tính cách. Là người rất yêu công việc, bao nhiêu năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Cung đường đi qua không biết bao lần nhưng mỗi một chuyến đi với bác đều như mới.

Cảm nhận về nhân vật ông họa sĩ trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến. Cuộc gặp gỡ ấy tuy chỉ vỏn vẹn ba mươi phút nhưng đã khiến ông đã bị ấn tượng bởi anh thanh niên, anh có tầm vóc nhỏ và nét mặt rạng rỡ.

Vẻ đẹp của nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

Anh thanh niên - nhân vật chính trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn được viết năm 1970, sau chuyến đi Lào Cai của tác giả. Đây là thời kỳ miền Bắc tích cực lao động xây dựng phát triển kinh tế, xã hội và đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ.

Suy nghĩ về tình cảm cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Qua đó em hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện nay

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn khá dài được viết theo cách truyện lồng trong truyện, mà phần chính là câu chuyện của bác Ba kể về hai cha con ông Sáu. Truyện ngắn đã khẳng định một chân lý vĩnh hằng: Tình cảm gia đình, tình phụ tử là vô cùng thiêng liêng, cao đẹp, sâu nặng, nó vượt lên mọi khó khăn thậm chí trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, hiểm nguy.

Vẻ đẹp ngôn từ trong "Người lái đò Sông Đà"

Sông Đà (1960) là một mốc son trong lộ trình nửa thế kỉ sáng tác, đánh dấu bước chuyển quan trọng của nhà văn Nguyễn Tuân đi từ thế giới của cái “tôi” đến thế giới của cái “ta”. Hay nói như nhà thơ Pháp p. Êluya “Từ chân trời một người đến chân trời tất cả”. Người lái đò Sông Đà (Trích, SGK Ngữ văn 12) là một trong những thiên tùy bút xuất sắc, thêm một lần nữa khẳng định phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.

Chất thơ bàng bạc trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

Nhà văn Phạm Thị Hoài cho rằng: "Những truyện ngắn hay - theo cảm nhận của tôi thường gắn với thơ (...). Truyện ngắn dường như là đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người cha văn xuôi. Nó là thơ viết bằng văn xuôi, bề ngoài mang tình cha mà bên trong mang tình mẹ". Quả đúng vậy, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn chính là chất thơ. Chất thơ càng có vị trí quan trọng hơn trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Nhà văn Nguyễn Thành Long, với “khả năng cảm nhận và truyền đạt chất thơ đậm đà tản mát quanh ta” đã đưa người đọc bước vào một thế giới quyện hoà đầy chất thơ.