Menu Chuyến tàu văn học

Kỹ năng chuyển đoạn

Cập nhật 08:19, 07/01/2023 Cô Ngọc Anh

Như chúng ta đã biết, một bài văn được hình thành từ nhiều đoạn văn khác nhau. Chính bởi vậy mà trong quá trình làm bài nhiều bạn lúng túng, gặp khó khăn trong việc chuyển đoạn. Thấu hiểu được “nỗi lòng” của các bạn, Chuyến tàu Văn học sẽ gửi đến các bạn một số cách chuyển đoạn để bài viết của mình trở nên “mượt mà”, không bị “đứt gãy” nha!

Cách 1: Sử dụng các từ nối, cụm từ chỉ thứ tự

Đây là cách làm đơn giản mà hiệu quả. Các từ nối chúng ta thường sử dụng như: Đầu tiên, tiếp theo, tiếp đó, hơn nữa, không chỉ vậy,... Hoặc chúng ta có thể nêu theo số thứ tự các ý: Thứ nhất/ Trước tiên, Thứ hai, thứ ba, cuối cùng,... sau đó đưa nội dung cần phân tích vào!

Ví dụ 1: Tiếp đó, tác giả đã tái hiện chặng đường hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến trên nền núi non hùng vĩ, hoang sơ:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”

Ví dụ 2:

Trước hết, trong mối quan hệ với chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung, tiết hạnh, yêu thương chồng.

(...)

Thứ hai, trong mối quan hệ với con, Vũ Nương là một người mẹ hết lòng yêu thương chiều chuộng con.

(...)

Thứ ba, trong mối quan hệ với mẹ chồng, Vũ Nương là một nàng dâu hiếu nghĩa, thảo hiền.

Cách 2: Sử dụng phương pháp “bản lề”

Khái quát lại nội dung của đoạn trên và trình bày, giới thiệu nội dung của đoạn tiếp theo. Với phương pháp này, chúng ta thường sử dụng các quan hệ từ: Nếu “nội dung đoạn 1” thì “nội dung đoạn 2” hay Không chỉ “nội dung 1”, mà còn “nội dung 2”, Bên cạnh “nội dung 1 “ còn có “nội dung 2”...

Ví dụ: Nếu hai câu đề làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng thì hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Cách 3: Sử dụng nhận định, câu thơ

Với cách này, chúng ta cần chọn nhận định sao cho phù hợp với nội dung mà chúng ta hướng tới.

Ví dụ: Tố Hữu đã từng khẳng định “Văn học là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và đích đến của văn học”. Bởi vậy, nếu ngòi bút của anh không chấm vào nghiên mực của cuộc đời thì tác phẩm không in đậm dấu ấn của cả của thời đại. Hơn ai khác, Kim Lân hiểu rất rõ điều đó. Nhà văn đã lấy bối cảnh âm u, xám xịt của bức tranh nông thôn Việt Nam những năm 1945 nơi đâu cũng toàn là đói khổ, cái đói như cơn lốc tố nhấn chìm con người vào cõi bi thương có âm cõi dương như hòa lại thành một. “Vợ nhặt” của Kim Lân xuất hiện như một tia chớp lóe lên giữa màn đêm u tối đó.

Cách 4: Sử dụng so sánh, liên hệ, mở rộng

Đây là cách nâng cao hơn một chút! Cho nên cần nắm chắc kiến thức để có thể đạt được hiệu quả một cách tối đa. Với phương pháp này, chúng ta sẽ "tận dụng" sự tương đồng, khác biệt giữa các yếu tố liên quan đến nội dung cần phân tích để viết chuyển đoạn

Ví dụ: Nếu như trong bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu khắc họa hình ảnh người lính chống Pháp bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã dùng biện pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn để tô đậm vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và sự hi sinh bi tráng của người lính.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Cách 5: Tóm nội dung chính của đoạn văn cần phân tích

Với cách này, chúng ta cần “tóm” nội dung chính của đoạn thơ/ đoạn văn chuẩn bị phân tích/ cảm nhận để làm ý chuyển đoạn.

Ví dụ: Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải chia tay. Nghĩ đến giờ phút phải rời xa lăng Bác, cảm xúc của nhà thơ dâng trào:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Bài viết liên quan

Cách xác định đề tài trong tác phẩm tự sự

Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học bằng các phương tiện văn học.

Chiến thuật đọc hiểu văn bản văn học

- Trong văn bản thông tin, người truyền tin luôn chú trọng tính khách quan, chú ý mô tả, thuyết minh về một sự vật, hiện tượng nào đó, giúp người đọc nhận diện chính xác, chi tiết về đối tượng. Đó cũng là lí do mà văn bản thông tin được xếp vào loại hình phi hư cấu để phân biệt với văn bản hư cấu hay văn bản nghệ thuật.

Đề bài: Bằng sự hiểu biết của mình, hãy làm rõ ý kiến: “Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã làm mới cho thơ thu”

Mùa thu là mùa nhạy cảm bậc nhất trong năm. Người xưa từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời”, phải chăng đó là mối tương thông, giao hoà kì lạ giữa mùa thu – lòng người và thi ca? Đúng vậy! Mùa thu ban tặng cho thi ca nhiều tứ thơ tuyệt đẹp.

Tư liệu liên hệ, mở rộng cho thi phẩm "Sang thu" - Hữu Thỉnh

Khi phân tích hình ảnh “Chim bắt đầu vội vã”, chúng ta có thể liên hệ đến hình ảnh cánh chim được miêu tả trong “Tràng giang” của Huy Cận

Tư liệu liên hệ, mở rộng thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải

Liên hệ quan niệm sống đẹp của tác giả Thanh Hải với nhân vật vô danh trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hay trong lời của bài hát “Tự nguyện” của Trương Quốc Khánh

Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng"

Ông Hai - nhân vật chính trong truyện ngắn “Làng”, người làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng, không muốn xa làng nhưng vì hoàn cảnh gia đình và theo chính sách của cụ Hồ buộc lòng gia đình ông Hai phải rời làng đi tản cư. Nhưng không phải rời làng là ông Hai bỏ lại sau lưng tất cả mà lúc nào ông cũng trông ngóng dõi theo những biến chuyển của làng quê.

Cảm nhận về nhân vật bác lái xe trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

Bác lái xe là nhân vật xuất từ đầu dẫn dắt câu truyện, nhưng cũng kịp thể hiện những nét đẹp trong tính cách. Là người rất yêu công việc, bao nhiêu năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Cung đường đi qua không biết bao lần nhưng mỗi một chuyến đi với bác đều như mới.

Cảm nhận về nhân vật ông họa sĩ trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến. Cuộc gặp gỡ ấy tuy chỉ vỏn vẹn ba mươi phút nhưng đã khiến ông đã bị ấn tượng bởi anh thanh niên, anh có tầm vóc nhỏ và nét mặt rạng rỡ.

Vẻ đẹp của nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

Anh thanh niên - nhân vật chính trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn được viết năm 1970, sau chuyến đi Lào Cai của tác giả. Đây là thời kỳ miền Bắc tích cực lao động xây dựng phát triển kinh tế, xã hội và đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ.

Suy nghĩ về tình cảm cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Qua đó em hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện nay

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn khá dài được viết theo cách truyện lồng trong truyện, mà phần chính là câu chuyện của bác Ba kể về hai cha con ông Sáu. Truyện ngắn đã khẳng định một chân lý vĩnh hằng: Tình cảm gia đình, tình phụ tử là vô cùng thiêng liêng, cao đẹp, sâu nặng, nó vượt lên mọi khó khăn thậm chí trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, hiểm nguy.

Vẻ đẹp ngôn từ trong "Người lái đò Sông Đà"

Sông Đà (1960) là một mốc son trong lộ trình nửa thế kỉ sáng tác, đánh dấu bước chuyển quan trọng của nhà văn Nguyễn Tuân đi từ thế giới của cái “tôi” đến thế giới của cái “ta”. Hay nói như nhà thơ Pháp p. Êluya “Từ chân trời một người đến chân trời tất cả”. Người lái đò Sông Đà (Trích, SGK Ngữ văn 12) là một trong những thiên tùy bút xuất sắc, thêm một lần nữa khẳng định phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.

Chất thơ bàng bạc trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

Nhà văn Phạm Thị Hoài cho rằng: "Những truyện ngắn hay - theo cảm nhận của tôi thường gắn với thơ (...). Truyện ngắn dường như là đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người cha văn xuôi. Nó là thơ viết bằng văn xuôi, bề ngoài mang tình cha mà bên trong mang tình mẹ". Quả đúng vậy, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn chính là chất thơ. Chất thơ càng có vị trí quan trọng hơn trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Nhà văn Nguyễn Thành Long, với “khả năng cảm nhận và truyền đạt chất thơ đậm đà tản mát quanh ta” đã đưa người đọc bước vào một thế giới quyện hoà đầy chất thơ.

Tư liệu liên hệ, mở rộng "Ánh trăng" - Nguyễn Duy

Chúng ta có thể liên hệ đến vấn đề ăn năn, hối lỗi của con người trong truyện ngắn “Bức tranh” – Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn đã thể hiện cách nhìn nhận về con người: Trong mỗi chúng ta bao giờ cũng có mặt tốt, mặt xấu, ranh giới giữa chúng là rất mong manh, nếu chúng ta không chịu đấu tranh với chính mình, không giật mình nhìn lại chính mình để hoàn thiện bản thân thì dễ dàng sẽ trở thành người xấu

Tư liệu liên hệ, mở rộng "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" - Phạm Tiến Duật

Khi phân tích hình ảnh “Bụi phun tóc trắng như người già”, chúng ta có thể liên hệ đến Những cơn cũng từng đi vào những vần thơ đậm chất hiện thực của nhà thơ Nguyễn Đình Thi: “Đội quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa”

Nhận định về "Đồng chí" của Chính Hữu

Với “Đồng chí”, Chính Hữu đã đóng góp cho nền thơ kháng chiến chống Pháp một bài thơ xuất sắc về người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Bằng những chi tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc.